Tại sao lại cần an toàn thông tin? Các giải pháp bảo vệ an toàn thông tin
28/08/2021 14:46 Category: Chia sẻ kiến thức , Resources , TÀI NGUYÊN

Đảm bảo an toàn thông tin là một trong những thách thức lớn với tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Vậy đâu là những mối nguy đe dọa an toàn, an ninh thông tin tổ chức phải đối mặt? Có những giải pháp nào có thể triển khai để chặn đứng các nguy cơ đó. Cùng Mi2 tìm hiểu trong nội dung dưới đây!

Đảm bảo an toàn thông tin là một trong những thách thức lớn với tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.

Tổng quan về an toàn thông tin

Trước khi đi sâu vào nhận diện các nguy cơ mất an toàn thông tin và giải pháp cho từng trường hợp, việc nắm được một số kiến thức tổng quan cũng thực sự cần thiết. 

Khái niệm an toàn thông tin

An toàn thông tin là lĩnh vực rộng lớn, đề cập đến các hoạt động bảo vệ tài sản thông tin.

An toàn thông tin là lĩnh vực rộng lớn, đề cập đến các hoạt động bảo vệ tài sản thông tin.

Khái niệm an toàn thông tin đề cập đến các hoạt động bảo vệ tài sản thông tin bằng cách đảm bảo tính bí mật (không thể truy cập trái phép), tính toàn vẹn (không thể bị sửa đổi), tính khả dụng (không bị gián đoạn khi truy cập) và tính không thể từ chối. 

Nhìn chung, an toàn thông tin là lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến hai khía cạnh chính đó là an toàn về mặt vật lý và an toàn về mặt kỹ thuật. 

Sự cần thiết của an toàn thông tin

Bước vào giai đoạn chuyển đổi số, việc đảm bảo an toàn thông tin là yếu tố then chốt.

Bước vào giai đoạn chuyển đổi số, việc đảm bảo an toàn thông tin là yếu tố then chốt.

Khi tổ chức, doanh nghiệp bước vào giai đoạn chuyển đổi số, việc đảm bảo an toàn thông tin là yếu tố then chốt. Bởi dữ liệu đã trở thành một trong những tài sản quý nhất của doanh nghiệp, lại đặt trong bối cảnh các nguy cơ mất an toàn thông tin luôn thường trực. Những kẻ tấn công ngày càng tinh vi hơn, sử dụng nhiều hình thức tấn công khác nhau để truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ, sửa đổi dữ liệu,…

Nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, tổ chức, doanh nghiệp rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tấn công. Một khi dữ liệu quan trọng như thông tin khách hàng, đối tác, bí mật kinh doanh,… bị rò rỉ hay mất có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại từ cả trăm đến hàng tỷ đồng. 

Trước thực tế này, vấn đề an toàn thông tin cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Các lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (mục tiêu hấp dẫn của tội phạm mạng) nên có kế hoạch bài bản để đảm bảo an toàn thông tin. 

Mục đích của an toàn thông tin

Cốt lõi của việc đảm bảo an toàn thông tin là nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên hệ thống và bảo đảm tính riêng tư.

Cốt lõi của việc đảm bảo an toàn thông tin là nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên hệ thống và bảo đảm tính riêng tư.

Cốt lõi của việc đảm bảo an toàn thông tin là nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên hệ thống và bảo đảm tính riêng tư. Các hệ thống máy tính lưu trữ rất nhiều thông tin và tài nguyên. Đây đều là những dữ liệu quan trọng, cần được bảo vệ hàng đầu. 

Bên cạnh đó, trong những thông tin này có rất nhiều thông tin cá nhân như số thẻ ngân hàng, số thẻ tín dụng, số thẻ bảo hiểm,… Do vậy việc đảm bảo an toàn thông tin cũng không nằm ngoài mục đích bảo đảm tính riêng tư, những thông tin cá nhân được giữ bí mật.   

Các giải pháp bảo vệ an toàn mạng

Luôn có những giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin trước các mối nguy đe dọa. 

Luôn có những giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin trước các mối nguy đe dọa.

Bên cạnh những nguy cơ thường trực, luôn có những giải pháp hiệu quả để bảo vệ an toàn thông tin, tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng.  

Bảo vệ thông tin về mặt vật lý

Để bảo vệ thông tin về mặt vật lý, tổ chức, doanh nghiệp có thể triển khai một số giải pháp sau: 

  • Lắp đặt hệ thống báo cháy, luôn có sẵn các thiết bị chữa cháy và đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Các vật liệu dễ cháy, nổ phải để ở phòng riêng.
  • Lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm.
  • Đảm bảo nguồn điện 24/24: có máy phát điện và UPS – bộ lưu trữ điện dự phòng. Đồng thời tránh tăng giảm điện áp đột ngột.
  • Bảo trì thiết bị và Back-up dữ liệu thường xuyên.
  • Về yếu tố con người: áp dụng chính sách quản lý truy cập vật lý: đảm bảo chỉ những người được trao quyền, có phận sự mới được vào các khu vực như Server CSDL, hệ thống mạng, điện,… Nên lắp đặt các thiết bị theo dõi, phát hiện xâm nhập,…

Bảo vệ trước nguy cơ mất thông tin

Tổ chức cần đưa ra những hướng dẫn, bộ quy tắc và quy trình để thiết lập môi trường thông tin an toàn.

Tổ chức cần đưa ra những hướng dẫn, bộ quy tắc và quy trình để thiết lập môi trường thông tin an toàn.

Trước nguy cơ mất dữ liệu, tổ chức, doanh nghiệp có thể đưa ra những hướng dẫn, bộ quy tắc và quy trình để thiết lập môi trường thông tin an toàn. Phải nói thêm là những chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi mọi cá nhân trong tổ chức nắm rõ và thực hiện theo. Do vậy, doanh nghiệp cần có những buổi đào tạo để nâng cao kiến thức của nhân viên.

Tìm hiểu thêm về: “Bảo mật web“.

Dưới đây là một số gợi ý về hướng dẫn, chính sách tổ chức có thể triển khai như: 

  • Đào tạo cho người dùng các kỹ thuật an toàn.
  • Đào tạo cho người dùng về các phần mềm độc hại.
  • Yêu cầu người dùng phải quét các thiết bị lưu trữ bằng phần mềm quét Virus trước khi sử dụng.
  • Xây dựng chính sách quy định những thiết bị bên ngoài có thể mang vào hệ thống và cách sử dụng chúng trong tổ chức.
  • Xây dựng chính sách để ngăn chặn người dùng tự cài đặt các phần mềm riêng.
  • Xây dựng chính sách để giảm hoặc ngăn chặn người dùng tải về các tệp. Đồng thời  yêu cầu người dùng quét Virus với các tệp này.
  • Tạo một vùng riêng để người dùng biệt lập các có nguồn gốc không rõ ràng và quét chúng trước khi sử dụng.
  • Xây dựng chính sách giới hạn quyền để kiểm soát truy cập vào hệ thống.
  • Thường xuyên sao lưu dữ liệu.

Bảo vệ trước nguy cơ bị tấn công bởi phần mềm độc hại

Thường xuyên cập nhật phần mềm là một trong những cách để bảo đảm an toàn thông tin trước nguy cơ tấn công bằng phần mềm độc hại.

Thường xuyên cập nhật phần mềm là một trong những cách để bảo đảm an toàn thông tin trước nguy cơ tấn công bằng phần mềm độc hại.

Các chương trình phần mềm độc hại với nhiều biến thể tinh vi là một trong những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức, doanh nghiệp. Để chủ động ngăn chặn nguy cơ này, doanh nghiệp có thể triển khai các biện pháp như:

  • Cài đặt phần mềm quét mã độc: Cài đặt các chương trình quét mã độc uy tín, đảm bảo cập nhật và chạy quét thường xuyên. Giải pháp này rất cần thiết để sớm phát hiện phần mềm độc hại và ngăn chặn chúng phát tán. 
  • Thường xuyên cập nhật phần mềm: Để đảm bảo an toàn thông tin, người dùng cần thường xuyên cập nhật hệ điều hành và các chương trình phần mềm khác. Khi các lỗ hổng trong phần mềm được phát hiện, để khắc phục nhà sản xuất sẽ tạo ra các bản vá lỗi. Nếu không cập nhật các bản vá này, tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tấn công dựa trên việc khai thác những lỗ hổng phần mềm đó.
  • Cảnh giác với thư điện tử Email: Những kẻ tấn công thường xuyên sử dụng Email lây nhiễm mã độc phổ biến bằng cách đính kèm các tập tin độc hại. Do vậy, người dùng phải cẩn trọng khi mở các tệp đính kèm trong Email hay các liên kết,… 
  • Cân nhắc và đánh giá kỹ trước khi thực hiện hành vi như nhấp chuột vào các liên kết hoặc tải xuống các tệp tin trên mạng không rõ nguồn gốc.
  • Thận trọng trong việc sử dụng thiết bị lưu trữ vật lý: Các thiết bị lưu trữ vật lý như CD, DVD, USB… có thể chứa các tệp tin độc hại, ngay cả khi bạn nó từ người quen. Tốt nhất, hãy rà quét mã độc trên tất cả các thiết bị trước khi truy cập.

Bảo vệ trong trường hợp tấn công lỗ hổng bảo mật

Một số hệ điều hành, các phần mềm có thể tồn tại những lỗ hổng bảo mật hoặc các lỗi làm cho hệ thống xảy ra xung đột không mong muốn. Điều này làm cho các lệnh không hoạt động bình thường, kéo theo nhiều nhiều vấn đề phát sinh khác.

Trong trường hợp này điều cần làm là thường xuyên cập nhật các bản vá. Các bản vá được hiểu là những bản cập nhật, nhằm khắc phục lỗ hổng đã được phát hiện trong chương trình phần mềm. 

Bảo vệ thông tin trước nguy cơ tấn công bằng cách phá mật khẩu

Đặt mật khẩu mạnh là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp tránh được các cuộc tấn công dò tìm mật khẩu thông thường.

Đặt mật khẩu mạnh là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp tránh được các cuộc tấn công dò tìm mật khẩu thông thường.

Để bảo vệ thông tin trước nguy cơ tấn công bằng cách phá mật khẩu, Mi2 đề xuất tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Đặt mật khẩu mạnh: Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả này là cách giúp người dùng tránh được các cuộc tấn công dò tìm mật khẩu thông thường. Một mật khẩu được đánh giá là mạnh phải đảm bảo các tiêu chí: độ dài từ 8 ký tự trở lên, sử dụng các ký tự chữ in, chữ thường, ký tự số và ký tự đặc biệt,… 
  • Thay đổi mật khẩu định kỳ để tránh trường hợp vô tình làm lộ mật khẩu.
  • Bật xác thực 2 bước: Bên cạnh việc sử dụng tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập, khi bật xác thực 2 bước, hệ thống sẽ gửi một mã số đến điện thoại. Chỉ khi người dùng nhập đúng mã số nhận được mới có thể đăng nhập tài khoản. 
  • Thận trọng khi duyệt Web, mở Email hay tải File.

Bảo vệ thông tin trước nguy cơ tấn công qua Email

Không mở bất kỳ Email nào có dấu hiệu khả nghi, ngay cả khi Email đó được gửi từ bạn bè hoặc đối tác.

Không mở bất kỳ Email nào có dấu hiệu khả nghi, ngay cả khi Email đó được gửi từ bạn bè hoặc đối tác.

Để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ tấn công qua Email, gây mất an toàn thông tin, doanh nghiệp có thể nhanh chóng triển khai các giải pháp dưới đây:

  • Không mở bất kỳ Email nào có dấu hiệu khả nghi, ngay cả khi Email đó được gửi từ bạn bè hoặc đối tác. Bởi hầu hết Virus được lan truyền qua đường Email và chúng sử dụng các địa chỉ trong sổ địa chỉ (Address Book) ở máy nạn nhân để tự phát tán.
  • Không mở bất kỳ tập tin đính kèm nào được gửi từ địa chỉ Email mà không biết rõ hoặc không tin tưởng. Cảnh giác và luôn kiểm tra các đường dẫn trước khi Click vào địa chỉ lạ.
  • Nên xóa các Email không rõ nguồn gốc hoặc không tin tưởng. Không chuyển tiếp chúng cho bất kỳ ai hoặc trả lời lại cho người gửi. 
  • Cẩn trọng khi tải các tập tin từ Internet về đĩa cứng của máy tính. Không sao chép vào đĩa cứng bất kỳ tập tin nào khi không biết rõ nguồn gốc.
  • Sử dụng các chương trình diệt Virus: Với giải pháp này, khi lựa chọn các chương trình diệt Virus, có 2 điều tổ chức cần xem xét. Đó là phải có biện pháp bảo vệ Email dò được cả Virus và Spam, đồng thời giải pháp đó phải được cập nhật thường xuyên. Là sản phẩm đáp ứng cả hai yêu cầu này, phần mềm diệt Virus McAfee là lựa chọn hàng đầu. 

Bảo vệ trước nguy cơ mất an toàn mạng trong quá trình lưu thông và truyền tin

Tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các kỹ thuật an toàn thông tin như mã hóa, giấu tin, thủy vân số, chữ ký số,… để bảo vệ thông tin trong quá trình lưu thông và truyền tin trên mạng.

Bảo vệ hệ thống bằng tường lửa (Firewall)

Việc sử dụng thiết bị tường lửa đang phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ an toàn thông tin. Tường lửa thực hiện việc giám sát và lọc lưu lượng mạng ra vào dựa trên chính sách bảo mật đã được thiết lập từ trước. Với chức năng này, tường lửa được ví như phòng tuyến đầu tiên của mạng. Về cụ thể, tường lửa sẽ bảo vệ hệ thống dựa trên các hoạt động:

  • Cho phép hoặc cấm các truy cập từ môi trường nội bộ ra bên ngoài (mạng Internet) và từ mạng Internet vào bên trong.
  • Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa mạng nội bộ và Internet.
  • Kiểm soát nội dung thông tin lưu chuyển trên mạng.
  • Phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa xâm nhập mạng nội bộ.

Trong thời gian tới, nguy cơ mất an toàn thông tin được đánh giá là sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường và ngày càng tinh vi hơn. Để không trở thành nạn nhân tiếp theo của các vụ tấn công và thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp nên nhanh chóng triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức.